Làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân bằng chế độ ăn như thế nào?

Nghiên cứu được các khoa học gia do Cindy Leung - trợ lý giáo sư chuyên ngành khoa học dinh dưỡng tại Trường Sức khỏe Cộng đồng, Đại học Michigan - làm trưởng nhóm tiến hành và đăng tải kết quả trên tạp chí dịch tễ học American Journal of Epidemiology. Theo đó, họ đã tìm ra sự liên quan giữa việc duy trì chế độ ăn lành mạnh và chiều dài telomere - những đoạn trình tự lặp lại (của DNA) có chiều dài nhất định ở các đầu mút của nhiễm sắc thể.

Muốn làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân thì hãy ăn uống theo cách này - Ảnh 1.

Có sự liên quan giữa việc duy trì chế độ ăn lành mạnh và chiều dài telomere - những đoạn trình tự lặp lại (của DNA).

Trong khi chúng ta thường chỉ đo tuổi của mình theo năm tháng, dấu hiệu lão hóa sinh học thực sự lại nằm ở độ lão hóa của tế bào. Nói cách khác, ADN của các tế bào có thể tiết lộ cho chúng ta biết cơ thể đã lão hóa tới mức nào. Cụ thể hơn, đầu mút của nhiễm sắc thể là dấu hiệu chính xác nhất về độ lão hóa tế bào – các telomere. Các cấu trúc này được tạo nên bởi các mạch và ADN và protein. Mỗi lần tế bào phân chia, telomere ngắn lại cho đến khi tế bào già yếu đi và chết. Do đó, chiều dài của telomere giúp nhận biết một cách chính xác nhất tuổi của một tế bào.

Trong khi quá trình ngắn đi của telomere là hoàn toàn tự nhiên, những tổn thương tích tụ trong tế bào lại có thể đẩy nhanh tốc độ quá trình này, dẫn tới việc tế bào bị chết yểu. Những tế bào tổn thương và chiều dài telomere giảm đi có liên hệ tới những căn bệnh mạn tính và ung thư.

Một số yếu tố làm tổn thương tế bào bao gồm yếu tố môi trường và yếu tố "có thể điều chỉnh được" - tức là bạn có thể tác động đến chúng theo cách nào đó. Có thể kết tới chế độ ăn, tiếp xúc với tia cực tím, tiêu thụ đồ uống có cồn và lối sống (stress nhiều hơn có thể làm tăng tốc quá trình lão hóa tế bào; trong khi đó, tập luyện lại giúp tế bào trẻ lâu hơn).

Muốn làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân thì hãy ăn uống theo cách này - Ảnh 2.

Stress nhiều hơn có thể làm tăng tốc quá trình lão hóa tế bào; trong khi đó, tập luyện lại giúp tế bào trẻ lâu hơn.

Chế độ ăn lành mạnh gồm những gì?

Trợ lý giáo sư Leung và đồng nghiệp đã tìm hiểu thói quen ăn uống của gần 5.000 người đàn ông và phụ nữ trưởng thành độ tuổi 20-65. Dữ liệu được thu thập từ cuộc điều tra về dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Mỹ.

Sử dụng những dữ liệu này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá mức độ áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn DASH (hướng tiếp cận về mặt dinh dưỡng dành cho bệnh nhân cao huyết áp) của người tham gia. Điểm số của họ theo Chỉ số số ăn uống lành mạnh và Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế cũng được nghiên cứu. Hai chỉ số sau này do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hợp tác với Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan của Havard phát triển.

"Cả 4 chế độ ăn", trợ lý giáo sư Leung nhấn mạnh, "đều coi trọng việc ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc toàn phần và protein có nguồn gốc thực vật cũng như hạn chế tiêu thụ đường, muối, thịt đỏ và thịt qua chế biến".

Nhìn chung, nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa việc kiên trì áp dụng 1 trong 4 chế độ ăn nói trên với chiều dài telomere được cải thiện. Trợ lý giáo sư Leung giải thích: "Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng, làm theo hướng dẫn của 4 chế độ ăn này giúp telomere dài hơn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính phổ biến. Chúng tôi rất bất ngờ khi kết quả nghiên cứu là đồng nhất bất kể chỉ số chất lượng chế độ ăn mà chúng tôi sử dụng".

Đồng tác giả nghiên cứu, Elissa Epel, giáo sư tâm lý học tại Đại học California, thì đề cập tới cơ chế tiềm ẩn đứng sau mối liên hệ trên. "Điểm chung của cả 4 mẫu chế độ ăn lành mạnh là chúng giàu các chất chống oxy hóa, kháng viêm. Tất cả tạo nên một môi trường sinh hóa rất thuận lợi cho telomere".

Muốn làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân thì hãy ăn uống theo cách này - Ảnh 3.

Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và tránh một số bệnh mãn tính.

Sự khác biệt giới tính khi thụ hưởng các lợi ích từ chế độ ăn

Một điểm đáng lưu ý từ nghiên cứu trên là mối liên hệ giữa chế độ ăn với chiều dài telomere – dù khá nổi bật ở nữ giới - lại không được như vậy ở nam giới, xét về mặt số liệu thống kê. Theo trợ lý giáo sư Leung: "Chúng tôi nhận thấy một số khác biệt về giới tính trong những nghiên cứu về telomere và dinh dưỡng trước đây. Trong một nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu từng có, nam giới có xu hướng sở hữu điểm số chất lượng chế độ ăn thấp hơn nữ giới. Nam giới cũng hấp thụ đồ uống có đường, thịt qua chế biến nhiều hơn – trong khi cả 2 thứ này đều liên quan tới tình trạng telomere ngắn đi theo các nghiên cứu trước đó.

Rất có thể không phải mọi thực phẩm đều tác động tới chiều dài telomere như nhau. Và bạn cần hàm lượng những thực phẩm có tác dụng bảo vệ cao hơn nhằm hạn chế những tác động gây hại của những thực phẩm khác. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể rút ra từ nghiên cứu này là tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp duy trì các tế bào khỏe mạnh và tránh một số bệnh mãn tính nhất định. Chúng ta nên tập trùng nhiều hơn vào việc cải thiện chất lượng nói chung của chế độ thay vì nhắm đến một số thực phẩm hay dưỡng chất riêng lẻ".

Nguồn: MedicalNews